LOẠN LUÂN LÀ GÌ? CÓ PHẢI CỨ QUAN HỆ TÌNH DỤC VỚI HỌ HÀNG LÀ PHẠM TỘI LOẠN LUÂN?
Tội loạn luân trong luật hình sự được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Phan Đức Tín.
Luật sư Phan Đức Tín có hơn 13 năm kinh nghiệm hành nghề. Luật sư Phan Đức Tín là người sáng lập Công ty Luật TNHH Đức Tín và Cộng sự. Luật sư Tín đã tham gia tư vấn, giải quyết thành công nhiều vụ việc chuyên về các lĩnh vực như: Hình sự, Doanh nghiệp, Hôn nhân gia đình, Dân sự...
Loạn luân không đơn thuần là có quan hệ tình dục với họ hàng. Loạn luân là hành vi giao cấu giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Trong bài viết này, Luật sư Phan Đức Tín sẽ cung cấp cho các bạn những quy định mới nhất về Tội loạn luân theo Bộ luật Hình sự hiện hành.
- Top 10 Luật sư Hình sự nổi tiếng và uy tín tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Top 10 Luật sư Hình sự nổi tiếng và uy tín tại Thành phố Hà Nội.
1. Loạn luân là gì?
Căn cứ Điều 184 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, tội loạn luân là hành vi giao cấu giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
2. Các yếu tố cấu thành tội loạn luân
2.1. Mặt khách quan
Mặt khách quan có các dấu hiệu sau đây:
- Có hành vi giao cấu với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
- Người cùng dòng máu về trực hệ là: Giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà nội, ngoại với cháu
- Hành vi giao cấu là thuận tình, không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Tội phạm hoàn thành kể từ khi hai người nam và ngươi nữ có cùng dòng máu trực hệ thực hiện hành vi giao cấu. Hậu quả của hành vi loạn luân không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Hành vi giao cấu giữa con nuôi đối với cha mẹ nuôi; cháu nuôi đối với ông bà nội ngoại; cha chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; cha dượng với con riêng của vợ; mẹ kế với con riêng của chồng thì không cấu thành tội này.
Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015).
Nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc Tội cưỡng dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015).
Trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a khoản 2 Điểu 142 Bộ luật Hình sự 2015).
2.2. Khách thể
Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, xâm phạm đến quan hệ gia đình, truyền thống, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình (đã bị Luật hôn nhân và gia đình quy định cấm).
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh việc giao cấu cận huyết có khả năng dẫn đến nguy cơ sinh ra những đứa trẻ không khỏe mạnh, chậm phát triển, mang dị tật bẩm sinh rất cao… Đặc biệt, nếu hành vi giao cấu là giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ (bao gồm những người có cùng huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau) hoặc giữa anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha thì nguy cơ trên sẽ cao hơn nữa.
Bên cạnh đó, hành vi loạn luân sẽ làm đảo lộn trật tự trong gia đình, tạo nên sự chồng chéo phức tạp giữa các mối quan hệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh danh của gia đình - dòng tộc nói riêng và truyền thống văn hóa của xã hội văn minh nói chung.
>> Đặt câu hỏi MIỄN PHÍ về tội loạn luân với 5000 Luật sư trên iLAW.
2.3. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp (biết rõ, mong muốn và thuận tình giao cấu với người có cùng huyết thống).
Nếu vô ý mà thực hiện hành vi thì không cấu thành tội loạn luân. Một trong hai người miễn cưỡng hoặc bị ép buộc thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của mình thì người cố ý và mong muốn thực hiện hành vi giao cấu cũng không phạm tội loạn luân mà phạm vào một trong các tội xâm hại tình dục có tính chất loạn luân.
2.4. Chủ thể
Chủ thể của tội loạn luân là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và có quan hệ huyết thống với nhau.
Chủ thể của tội phạm phải là hai người khác giới cùng dòng máu trực hệ có hành vi giao cấu với nhau. Nếu họ đều là nam cùng dòng máu trực hệ có hành vi kích dục nhau như giao cấu vào hậu môn của nhau, thì không phạm vào tội này.
3. Tội Loạn luân bị xử phạt như thế nào?
Người phạm tội loạn luân có thể bị áp dụng hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, theo khoản 2 Điều 184 Bộ luật Hình sự.
Trên đây là bài viết của iLAW về Tội loạn luân theo quy định mới nhất của Bộ luật Hình sự. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi theo chỉ dẫn trên website này.
Nếu cần tư vấn về tội loạn luân hoặc pháp luật về Hình sự, bạn có thể liên hệ Luật sư Phan Đức Tín theo thông tin sau:
- Công ty Luật TNHH Đức Tín và Cộng sự
- Tầng 19, Trung Tâm Thương Mại Sài Gòn, 37, Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0937 863 263 (Luật sư Tín)
- Email: tin.phan@ductin-partners.com
Luật sư Phạm Thị Nhàn chia sẻ về những trường hợp cấm kết hôn tại Việt Nam.
Luật sư Phạm Thị Nhàn tốt nghiệp Đại Học Luật Tp.HCM - ngành Luật Quốc Tế (năm 2006); Khóa đào tạo Luật sư (năm 2007); Cao học Luật Kinh tế 2012. Luật sư đã có thời gian công tác tại Sở Tư Pháp tỉnh Bình Dương, Vingroup và nhiều công ty Luật. Luật sư có thế mạnh chuyên môn trong các lĩnh vực tố tụng tại Tòa án: Đất đai, Hôn nhân gia đình.
Năm 2020, Luật sư Phạm Thị Nhàn đã tư vấn và hỗ trợ hơn 100 vụ việc ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (chia tài sản và giành quyền nuôi con) cho các thân chủ.
Luật sư Nguyễn Thanh Thanh tư vấn về việc chia tài sản chung như thế nào khi không đăng ký kết hôn.
Luật sư Nguyễn Thanh Thanh có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Tranh tụng, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Lao động, Kinh doanh, Thương mại.
Luật sư Nguyễn Thanh Thanh hiện là Luật sư điều hành của TP Law Firm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và tham gia tranh tụng, Luật sư Thanh đã giúp bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách xuất sắc.
Em và người yêu em bị gia đình bên nhà người yêu em (nhà gái) không cho tiếp tục mối quan hệ yêu đương vì bà nội em gọi bà nội em ý là dì. Em vs bạn gái em khác họ, tết nhất đi cúng tổ tiên không cùng nhà thờ tổ tính đến đời bạn gái em là 4 đời, em là 5 đời, có lấy được nhau không ạ? |
1. Luật sư NGUYỄN MINH THI tư vấn trường hợp bà nội em gọi bà nội bạn gái là dì thì có bị cấm quan hệ và kết hông không, có bị xem là loạn luân không:
Chào bạn!
Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng trong những trường hợp sau:
- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;
- Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
- Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, các điều kiện kết hôn là: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự; việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy của Luật này, chẳng hạn như:
- Kết hôn giả tạo,
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Trường hợp của bạn không nằm trong phạm vi ba đời nên được quyền kết hôn theo luật. Tuy nhiên, có thể do truyền thống của gia đình hai bên còn gần gủi nên ông bà bên người yêu của bạn không cho tiếp tục mối quan hệ yêu đương.
Thân chào.
Luật sư tư vấn: Nguyễn Minh Thi
2. Luật sư DƯƠNG HOÀI VÂN tư vấn trường hợp bà nội em gọi bà nội bạn gái là dì thì có bị cấm quan hệ và kết hông không, có bị xem là loạn luân không:
Chào bạn!
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định như sau:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.
Như vậy: Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp tôi chưa biết bạn và bạn gái đã đủ tuổi để kết hôn theo quy định Luật HN và GĐ hay chưa? Nếu đủ tuổi kết hôn theo quy định thì bạn và bạn gái bạn có quyền kết hôn theo quy định.
Trân trọng
Luật sư Dương Hoài Vân
3. Luật sư NGUYỄN ĐÌNH THÁI HÙNG tư vấn trường hợp bà nội em gọi bà nội bạn gái là dì thì có bị cấm quan hệ và kết hông không, có bị xem là loạn luân không:
Theo luật thì bạn gái em đời thứ 4, em đời thứ 5 thì pháp luật không cấm, nhưng ở quê như vậy thường sẽ không được họ hàng chấp nhận là chuyện bình thường. Nếu 2 người thực sự yêu nhau thì nên thuyết phục gia đình! Chúc em thành công.
Luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng
4. Luật sư Nguyễn Hoà tư vấn trường hợp bà nội em gọi bà nội bạn gái là dì thì có bị cấm quan hệ và kết hông không, có bị xem là loạn luân không:
luật quy định trong phạm vi 03 đời là không được lấy nhau. Trường hợp của bạn đã bốn năm đời rồi, không còn quan hệ huyết thống nữa, hai bên có thể thành vợ chồng. Luật không cấm nhé bạn
Chúc bạn cưới được vợ nhé!
Thân ái chào bạn.
Luật sư Nguyễn Hòa
5. Luật sư NGUYỄN HOÀI PHONG tư vấn trường hợp bà nội em gọi bà nội bạn gái là dì thì có bị cấm quan hệ và kết hông không, có bị xem là loạn luân không:
Luật sư Nguyễn Hoài Phong
HỎI: VỀ CHUYỆN QUAN HỆ TRONG HUYẾT THỐNG
Mẹ quan hệ tình dục với con trai ruột từ lúc người con dưới tuổi vị thành niên cho đến nay người con trai đã 21tuổi vẫn còn quan hệ. Xin hỏi như vậy thì có vi phạm pháp luật hay không?
1. Luật sư Phạm Đức Huy tư vấn về vấn đề quan hệ trong huyết thống:
Chào bạn!
Hanh vi này vi phạm pháp luật bạn nhé.
Luật sư Phạm Đức Huy.
2. Luật sư Nguyễn Quang Trung tư vấn về vấn đề quan hệ trong huyết thống:
Chào bạn,
Đầu tiên Công ty Luật TLT xin gửi lời chào trân trọng đến bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi.
Với thông tin bạn cung cấp, đây là hành vi trái pháp luật.
Trân trọng.
Luật sư Nguyễn Quang Trung.
HỎI: CHỊ HỌ VÀ EM HỌ CÙNG BÀ CỐ THÌ KẾT HÔN CÓ BỊ XEM LÀ LOẠN LUÂN KHÔNG?
Bà cố chúng tôi sinh 2 người con, người đầu là ông ngoại tôi, sinh mẹ tôi, mẹ sinh tôi. Người con thứ hai sinh ra dì tôi, dì tôi sinh ra em trai tôi. Mẹ với dì tôi là chị em họ, thế tôi với em trai có được kết hôn với nhau không?
Luật sư Phạm Thị Nhàn tư vấn trường hợp chị họ và em họ cùng bà cố thì kết hôn có bị xem là loạn luân không:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi.
Trường hợp này có thể phân tích như sau: ông bà cố là đời thứ nhất, người con đầu và người con thứ hai của ông bà cố của bạn là đời thứ hai, mẹ và dì bạn là đời thứ ba, đến đời bạn và em họ là thứ 4. Như vậy, cóp thể xác định chị em bạn là đời thứ 4 trong quan hệ họ hàng. Do đó, nếu hai bạn đáp ứng được đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Luật hôn nhân gia đình và không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn thì các bạn có thể kết hôn với nhau.
Trân trọng.
Luật sư Phạm Thị Nhàn.
TIN LIÊN QUAN
Lĩnh vực Hôn Nhân & Gia Đình
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư