SỰ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Bài viết pháp luật được tư vấn chuyên môn bởi Luật sư Dương Hoài Vân. Luật sư Dương Hoài Vân hiện tại đang giữ chức vụ Giám đốc của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Luật sư Dương Hoài Vân có 16 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực Doanh nghiệp, Hôn nhân & Gia đình, Di chúc - Thừa kế, Dân sự, Hình sự, Lao động - Bảo hiểm xã hội, Đầu tư,...
Quan hệ pháp luật lao động là mối quan hệ giữa người lao động và người sử
dụng lao động trong quá trình lao động
được xác lập, thực hiện, duy trì và chấm dứt trên cơ sở các quy định của pháp
luật lao động.
Trong mối quan hệ
pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động, người sử dụng lao động
có quyền quản lý đối với người lao động. Cụ thể người sử dụng lao động có quyền
tuyển dụng; sắp xếp, phân công, giám sát, đánh giá chất lượng công việc của người
lao động; phân phối lợi nhuận, thu nhập; khen thưởng và cả xử lý kỉ luật khi người
lao động có hành vi vi phạm. Theo đó, người lao động luôn ở vị trí yếu thế hơn,
có sự phụ thuộc và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Vì vậy,
muốn tạo ra quan hệ lao động được bình đẳng hơn, pháp luật lao động của nước ta
đã có những quy định để bảo vệ người lao động, qua đó hạn chế sự lạm quyền của
người sử dụng lao động.
Bảo vệ người lao động
được hiểu là ngăn chặn mọi sự xâm hại có thể xảy ra đối với người lao động khi
tham gia quan hệ lao động. Do đó “Bảo vệ người lao động” là nguyên tắc cơ bản
và quan trọng nhất của luật pháp về lao động. Nguyên tắc bảo vệ người lao động
được thể hiện qua những nội dung sau:
- Bảo vệ việc làm
cho người lao động
Bảo vệ người lao động
trước hết là giải quyết và bảo vệ việc làm cho họ, để cho họ duy trì cuộc sống.
Chính vì vậy, pháp luật lao động có những quy định nền tảng về quyền có việc
làm cho người lao động, theo đó tại điểm a, khoản 1, Điều 5 Bộ luật Lao động
năm 2019 quy định người lao động có quyền: “Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp,
học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức
lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;”.
Pháp luật cũng ghi nhận trách nhiệm của Nhà nước về việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động, theo đó: “Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm” (Theo khoản 2, Điều 9 Bộ luật Lao động năm 2019).
- Quyền được trả
lương theo thỏa thuận
Tiền lương có ý
nghĩa rất lớn đối với người lao động. Vì vậy, vấn đề bảo vệ tiền lương cho người
lao động là nội dung quan trọng trong nguyên tắc bảo vệ người lao động của luật
lao động và để thực hiện mục đích này, pháp luật lao động đã có những quy định
bảo vệ tiền lương của người lao động.
Theo khoản 3, Điều
90 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt
giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
Để bảo vệ quyền lợi
của người lao động khi không được trả lương đúng thời hạn, pháp luật lao động
có quy định: “Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng
lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì
không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở
lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít
nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi
có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả
lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.”
(Theo khoản 4, Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2019).
Bên cạnh đó, để bảo
vệ người lao động, pháp luật lao động cũng quy định mức bồi thường, trả lương,
trả trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong những trường hợp làm việc do
rủi ro khách quan hoặc do lỗi của người sử dụng lao động như bị ngừng việc, bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải điều trị hoặc bị chấm dứt hợp đồng hay
sa thải trái pháp luật… người lao động đều được người sử dụng lao động trả
lương.
- Quyền được thành
lập, gia nhập, hoạt động Công đoàn
Để bảo vệ tối đa
quyền lợi của người lao động, pháp luật cho phép người lao động ở bất kỳ doanh
nghiệp nào, dù là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp Nhà nước đều có quyền
tham gia Công đoàn, điều này được thể hiện ở điểm c, khoản 1, Điều 5 Bộ luật
Lao động năm 2019
Theo đó, người lao
động có quyền: “Thành lập, gia nhập,
hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức
khác theo quy định của pháp luật;”. Bên cạnh đó, pháp luật lao động
cũng nghiêm cấm các hành vi của người sử dụng lao động cản trở, gây khó khăn
cho việc thành lập, gia nhập, hoạt động Công đoàn của người lao động.
- Bảo vệ các quyền
nhân thân của người lao động
Vấn đề bảo vệ tính
mạng, sức khỏe của người lao động trong quá trình lao động được đặc biệt chú trọng.
Pháp luật lao động quy định các đơn vị sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ
chế độ khám sức khỏe, trợ cấp độc hại cho người lao động. Việc sử dụng lao động
phải bảo đảm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, không vượt quá mức luật quy
định. Người sử dụng lao động phải rút ngắn thời gian làm việc cho các đối tượng:
Lao động tàn tật, lao động vị thành niên, lao động nữ mang thai, lao động làm
những công việc nặng nhọc, độc hại để bảo đảm sức khỏe cho họ.
Đồng thời, người
lao động cũng được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và nghiêm cấm
người sử dụng lao động xúc phạm bằng bất cứ hình thức nào. Ngay cả khi người
lao động vi phạm kỷ luật thì người sử dụng lao động cũng không được xúc phạm
thân thể, danh dự, nhân phẩm của người lao động.
Trên đây là nội dung bài viết về sự bảo vệ người
lao động của pháp luật lao động V&HM Law gửi đến bạn đọc.
Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể liên lạc với V&HM Law Firm qua số điện thoại: 098.449.9996 hoặc 098.515.8595 (Luật sư Dương Hoài Vân) hoặc đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).
Trân trọng.
Chào Luật sư,
Cho em hỏi em đã kí với công ty thỏa thuận thử việc trong 2 tháng từ ngày 1 tháng 4 đến 1 tháng 6 .Trong đó có quy định giảm lương 15 ngày. Trong quá trình thử việc em thấy công việc không phù hợp nên đã viết đơn xin nghỉ. Viết đơn ngày 6 tháng 5 và ngày 9 tháng 5 em nghĩ. Công ty có yêu cầu bàn giao và em đã bàn giao hết công việc vào ngày 7 tháng 5, trong thời gian đó người sử dụng lao động không nói gì, đến ngày 15 tháng 5 đến thời gian trả lương tháng 4 thì công ty không trả mà lấy lí do này kia về việc phải bàn giao trong khi em đã bàn giao hết. Đến nay 18 tháng 5 em vẫn chưa nhận được lương. Em có liên hệ công ty nhưng họ cứ viện đủ lý do. Vậy cho em hỏi làm sao để lấy được lương? Nếu như họ trả lương thì họ phải thanh toán cho em đến ngày em nghỉ hay là lương trong tháng 4 thôi ạ?Vì em làm đến ngày 8 tháng 5 ạ.
Mong nhận được sự giải đáp từ Qúy Luật sư.
Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư Nguyễn Đình Thi tư vấn về việc công ty không trả lương như sau:
Chào bạn! trường hợp của bạn Luật sư tư vấn như sau:
Theo như thông tin bạn trình bày thì bạn kí hợp đồng thử việc với công ty có thời hạn là 2 tháng. Khi thấy công việc không phù hợp thì bạn đã viết đơn xin nghỉ việc. Căn cứ vào điểm c khoản 1 điều 35 Luật lao động 2019 thì thời giạn báo trước khi nghỉ việc đối với trường hợp của bạn là 03 ngày làm việc
Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
như vậy, trước khi nghỉ bạn phải báo trước cho công ty tối thiều là 03 ngày làm việc.
Trong câu hỏi của bạn có nêu công ty không trả lượng thử việc cho bạn và họ viện ra rất nhiều lý do. Luật sư tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ vào Điều 26. Tiền lương thử việc của Luật lao động thì người lao động thử việc được trả lương trong thời gian thử việc và mức lương tối thiểu bằng 85% mức lượng lao động chính thức.
Bạn có nêu giữa bạn và công ty có thỏa thuận chậm lương trong thời hạn 15 ngày. Với thỏa thuận này pháp luât tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên.
Tuy nhiên, khi hết thời hạn trên mà công ty vẫn không thanh toán lương cho bạn thì công ty đang vi phạm quy định về pháp luật.
Căn cứ vào điều 97 Luật lao động về kì hạn trả lương có quy định như sau:
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Với quy định trên, thì rõ ràng công ty đang vi phạm pháp luật, bạn hoàn toàn có quyền đòi lại tiền lương của mình và có quyền yêu cầu tính lãi đối với những ngày công ty chậm trả lương.
Bạn có thể làm văn bản yêu cầu công ty trả lượng hoặc liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền để buộc công ty trả lương cho mình.
Chúc bạn may mắn!
Luật sư Nguyễn Đình Thi.
HỎI: LƯƠNG TĂNG CA TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC
Chào Luật sư
Hiện tại, em đang làm việc tại 1 nhà hàng và đang trong thời gian thử việc 1 tháng,nhưng không có hợp đồng thử việc. Trong thời gian thử việc em có làm thêm tăng ca theo yêu cầu của nhà hàng,cụ thể ca làm em là 8h/ngày và tăng ca thêm 4h/ngày em làm tổng công được 10 ngày tăng ca là 40h. Nhưng khi nhận lương thì bên nhà hàng nói là vì trong thời gian thử việc nên lương tăng ca của em cũng được tính theo mức thử việc là 85%. Luật sư cho em hỏi bên nhà hàng trả lương như vậy có đúng không ạ? Lương em 5.500.000/tháng (chính thức) 5.500.000 ÷ 26 ngày ÷ 8h = 24.000/h . Nhưng tiền tăng ca của em chỉ nhận được 0,85 × 5,5 ÷ 26 ÷ 8 = 22.000/h. Họ bảo vì em đang thử việc nên tiền tăng ca của em sẻ được tính theo lương thử việc,như vậy là đúng hay sai ạ?
1. Luật sư Nguyễn Thanh Hải tư vấn về lương tăng ca trong thời gian thử việc như sau:
Chào bạn,
Vấn đề bạn hỏi luật sư trả lời như sau:
Lương thời gian phải trả là thỏa thuận hai bên bao gồm lương thử việc, làm thêm giờ (tăng ca), thưởng, ...
Tuy nhiên quy định của luật pháp có tính đến phụ cấp tăng ca ngoài giờ chính thức như: tăng ca ban đêm, tăng ca ngày nghỉ chủ nhật, lễ, tết,..
Theo nội dung bạn mô tả thì nhà hàng áp dụng 85% lương để tính lương thử việc và làm thêm giờ là phù hợp nếu không có thỏa thuận cụ thể;
Tuy nhiên bạn cần làm rõ việc làm thêm giờ ban đêm tăng khoản 50% so với giờ làm việc bình thường, ngày nghỉ chủ nhật theo quy định nếu làm thêm tính 200% lương thỏa thuận (tăng 100%); ngày tết tính 300% (Tăng 200%) hoặc cao hơn tùy từng đơn vị;
Một số nơi làm việc thính theo KPI thì không có thời gian làm thêm như trên;
Luật sư Nguyễn Thanh Hải.
2. Luật sư Nguyễn Đình Thi tư vấn về vấn đề nêu trên như sau:
Chào bạn! Luật sư giải đáp những vướng mắc cho bạn như sau:
theo quy định của Điều 98 Bộ luật lao động 2019 có quy định sau:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Và theo quy định của điều 55, điều 56 và điều 57 của nghị định 145/2020 hướng dẫn Bộ luật lao động.
Với cách quy định như trên thì bạn chỉ được trả tiền lương làm thêm giờ theo tiền lương thực trả của công việc bạn đang làm thử.
Tuy nhiên, do bạn không nêu rõ công việc hiện tại bạn làm ở nhà hàng là công việc gì nên luật sư cũng không rõ là thời gian thử việc của công việc hiện tại bạn đang làm có đúng quy định của luật không? Vì vậy bạn cần tham khảo thêm điều 25 Bộ luật lao động.
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
nếu công việc của bạn hiện tại thuộc quy định tại khoản 4 điều 25 thì thời gian thử việc 1 tháng là không đúng quy định của điều luật trên.
Bạn có thể liên hệ với luật sư để được tư vấn thêm.
Luật sư Nguyễn Đình Thi.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Quy đinh về chấm dứt Hợp đồng lao động
Hợp đồng cung ứng lao động làm việc ở nước ngoài
Lĩnh vực Lao Động
Không thể tìm thấy những gì bạn đang tìm kiếm?
Gửi một câu hỏi miễn phí trên diễn đàn công cộng của chúng tôi. Đặt một câu hỏi
Đặt câu hỏi- hoặc -
Tìm kiếm luật sư bằng cách đánh giá và xếp hạng..
Tìm kiếm luật sư